028.6656.7854 contact@applancer.net

Ngày nay trung bình 1 người dành đến 7 tiếng để sử dụng Facebook. Không chỉ để lướt newsfeed cập nhật tin tức, họ còn dành nhiều thời gian để giao tiếp và trò chuyện. Các developers cũng không là ngoại lệ, bằng chứng là Talent Success đã nghiên cứu và khám phá rằng gần 2/3 developers sử dụng Facebook (Fanpage + Group) để cập nhật kiến thức. Điều này chứng tỏ họ dùng Facebook với mật độ vô cùng cao. Có thể nói đây là cơ hội tiềm tàng cực lớn cho các doanh nghiệp để tuyển dụng IT trên Facebook.

Tuy nhiên đây cũng là thách thức không hề nhỏ cho nhà tuyển dụng: Làm sao để tìm nguồn ứng viên chất lượng qua Facebook trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay? Đừng lo vì 5 bí kíp không phải ai cũng biết sau đây sẽ giúp bạn sáng tỏ ra nhiều vấn đề khi tuyển dụng IT trên Facebook nhé!

Mục đích tuyển dụng IT trên Facebook: Xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Tuyển dụng IT trên Facebook để tìm ứng viên vì nền tảng này chứa vô số kể, để tuyển  ứng viên nhưng với chi phí thấp v.v.v. Trong khuôn khổ bài viết này, Talent Success sẽ khai thác và làm rõ hơn về “Xây dựng thương hiệu tuyển dụng” – làm sao để xây dựng thương hiệu tuyển dụng hiệu quả trên Facebook?

Talent Success sẽ gợi ý giúp bạn 4 bí kíp sau, tuy đơn giản nhưng nếu vận dụng nghiêm túc và hợp lí thì kết quả sẽ hoàn toàn vượt mong đợi đấy!

 

tuyển dụng IT trên facebook - thương hiệu tuyển dụng

Bí kíp tuyển dụng IT trên Faceook 1: Xây dựng cộng đồng vững mạnh

Một trong những cách cực kì hiệu quả để gia tăng độ nhận biết tuyển dụng IT trên Facebook là tạo ra một cộng đồng nơi các ứng viên có cơ hội tìm hiểu về nghề nghiệp cũng như văn hóa công ty bạn.

Cách dễ nhất là thiết lập Facebook page chuyên về cơ hội nghề nghiệp và văn hóa doanh nghiệp. Tới đây nếu bạn thắc mắc rằng tại sao không đăng lên những web riêng của công ty như tên-công-ty.career.com để mọi người tiện theo dõi? Talent Success cho rằng những thông tin đăng tải trên đó thì khá cứng nhắc, đôi khi không được cập nhật thường xuyên nữa. Vả lại ứng viên không phải họ lúc nào cũng chủ động lên thăm dò website của bạn mỗi ngày, vì thế Talent Success tin là tốt hơn bạn cần đăng lên mạng xã hội như Facebook – nơi họ truy cập với mật độ cao.

Để làm được điều đó thì trước hết bạn cần xây dựng kế hoạch để duy trì trang và đảm bảo dành lượng thời gian nhất định để quản lí trang mỗi ngày. Ứng viên sẽ rời đi nhanh chóng nếu Facebook page bị trì hoãn dài.

tuyển dụng IT trên Facebook - xây dựng cộng đồng

Tuy nhiên trước khi dành mọi công sức để xây dựng và duy trì Facebook page, bạn cần thiết lập một chiến lược tuyển dụng IT trên Facebook trước. Đây là một số gợi ý:

  • Làm thế nào để bạn thể hiện văn hóa công ty một cách độc đáo?
  • Loại nội dung nào bạn sẽ chia sẻ?
  • Làm sao để thu hút người dùng Facebook và ứng viên tiềm năng?
  • Bạn làm cách nào để thể hiện vị trí ứng tuyển và bạn có dùng một hệ thống ứng tuyển không?

Bên cạnh đó bạn cần theo dõi sát sao các ý tưởng, chủ đề để đăng tải các bài đăng khi tuyển dụng IT trên Facebook để duy trì sự nhất quán trong suốt thời gian hoạt động của page nhé!

Bí kíp tuyển dụng IT trên Facebook 2: Xây dựng nội dung thật sống động

Để đảm bảo page của bạn được xuất hiện thường xuyên trên newsfeed, bạn cần duy trì liên tục lượng nội dung mang tính hấp dẫn. Lượng engagement càng nhiều thì khả năng các bài đăng được hiển thị trên network của bạn càng cao. Talent Success sẽ gợi ý cho bạn vài kiểu nội dung mà bạn có thể triển khai mỗi ngày nhưng không hề nhàm chán:

  • Thông tin chi tiết về công ty: Đăng tải hình ảnh, video clip của nơi làm việc cũng như các sự kiện gần đây, những cập nhật thú vị về công ty ví dụ như chuyển nơi làm việc,buổi ra mắt sản phẩm mới, sinh nhật của sếp, hay thậm chí là một bữa xế nho nhỏ hằng tuần. Bất cứ thứ gì để thu hút ứng viên và để họ có thể mường tượng ra làm việc ở công ty bạn sẽ như thế nào.
  • Nội dung liên quan tới IT: hãy cập nhật và chia sẻ những thông tin thú vị về IT mà bạn khám phá. Điều này giúp ứng viên tiềm năng đánh giá page của bạn là hay ho, thúc đẩy sự tò mò đối với công ty bạn, và có khi họ sẽ trở thành nhân viên của bạn đấy!
  • Các đặc điểm của nhân viên: Bạn có thể đăng hình ảnh, những lời chia sẻ từ chính nhân viên của bạn, hay về môi trường làm việc hằng ngày. Từ đó nêu bật lên những tiềm năng phát triển của công ty bạn và những giá trị ứng viên nhận được khi trở thành 1 thành viên!

Bí kíp tuyển dụng IT trên Facebook 3: Đẩy mạnh sự tương tác

Bên cạnh việc xây dựng nội dung hấp dẫn, việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với ứng viên tiềm năng cũng góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh sự tương tác. Nếu bạn cho rằng thúc đẩy engagement qua Facebook chủ yếu là nhờ vào việc tạo ra nội dung thu hút, trendy thì bạn nhầm to rồi đấy. Bởi khi ấy ứng viên chỉ thấy content của bạn hấp dẫn, không phải chính doanh nghiệp của bạn – điều cốt lõi để xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Nói cách khác, bạn cần ít nhất 1 quản trị viên thường xuyên trả lời tin nhắn, comment và tham gia cùng ứng viên.

Chẳng hạn như Marriott đã dẫn đầu cuộc chơi khi họ thực hiện “Career Chats”. Khi đó 4 đến 5 nhân viên của Marriott sẽ trả lời câu hỏi của ứng viên tiềm năng ngay tức thì và thậm chí cho họ những lời khuyên hữu dụng khi ứng tuyển nữa. Đây là điều mà khó có doanh nghiệp nào duy trì được. Talent Success tin rằng nếu bạn bắt đầu chăm chút hơn cho page qua cách này, nguồn ứng viên dồi dào trong tương lai gần không là mơ đâu !!

tuyển dụng IT trên Facebook - sự tương tác

Bí kíp tuyển dụng IT trên Facebook 4: Dùng Facebook để lôi kéo ứng viên bị động

Ứng viên bị động là gì ? Là những ứng viên không chủ động tìm việc nhưng vẫn hứng thú với những vị trí mới hấp dẫn. Bạn có thể cân nhắc sử dụng Facebook Graph Search để tìm ra ứng viên dựa vào vị trí địa lí, nghề nghiệp hoặc cả trường đại học. Talent Success sẽ gợi ý giúp bạn một số ví dụ sau:

  • UX/UI Designer sống ở Thành phố Hồ Chí Minh
  • Java Developer làm việc ở A (A có thể là đối thủ cạnh tranh của bạn)

Một khi bạn tìm thấy được các ứng viên thú vị, bạn có thể nhắn tin họ qua Facebook và dần tiếp cận họ qua LinkedIn. Tuy nhiên, Talent Success tin rằng bạn nên khám phá ra những mutual connections bạn có, và nhờ họ gửi lời giới thiệu tới các ứng viên. Ứng viên sẽ cảm thấy tin cậy hơn khi nhận được lời giới thiệu từ những người họ quen biết đấy.